[sc name="gtmheader"][/sc] [sc name="subiz"][/sc] [sc name="gtmbody"][/sc]

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Ăn đầy đủ dinh dưỡng và những loại thực phẩm tốt cho người bệnh trong các giai đoạn trước, trong và sau quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Việc tìm hiểu để áp dụng đúng những chế độ dinh dưỡng là việc không thể thiếu của bệnh nhân cũng như người nhà của họ trong quá trình điều trị ung thư. Dưới đây là những lời khuyên của hiệp hội Ung thư Mỹ đưa ra cho người bệnh:

Ăn đa dạng các loại thực phẩm

image001

Mỗi loại thực phẩm sẽ cung cấp một hoặc một số các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau. Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để đảm bảo đủ chất, sẽ duy trì sức khỏe tốt và tăng sức đề kháng. Đặc biệt với bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp người bệnh tăng khả năng chịu đựng của cơ thể với tác dụng phụ của thuốc và các liệu pháp điều trị ung thư.

Cần cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và các chất chống oxi hóa

Đạm (Protein)

image003

Với người bệnh ung thư sau phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, đạm là một chất dinh dưỡng cần thiết để chữa lành các mô, xây dựng tế bào, chống nhiễm trùng và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh nên lựa chọn các nguồn đạm lành mạnh từ thực vật và các loại thịt trắng, vì chúng chứa ít chất béo bão hòa và cholesteron xấu như: thịt gia cầm, cá, các loại đậu (đậu nành, đậu hà lan, đậu xanh, lạc…), hạt vừng, tảo Spirulina,… Không nên bổ sung các loại đạm từ thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt ngựa, thịt lợn đỏ…), lòng đỏ trứng, sữa động vật (sữa bò, sữa dê)… chứa nhiều cholesteron xấu gây khó tiêu và làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư.

Chất béo không bão hòa

image005

Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Cơ thể chuyển hóa chất béo thành năng lượng dự trữ và vận chuyển một số vitamin qua máu. Trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh cần bổ sung chất béo không bão hòa, có nhiều các axit béo không no và không chứa cholesterol xấu như: dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu…) các loại hạt (vừng, lạc), các loại sữa thực vật (sữa đậu nành, sữa ngô…) và cá.

Tinh bột (carbonhydrate)

image007

Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, làm nguyên liệu cho hoạt động của các cơ quan và hoạt động thể chất hàng ngày. Trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư, tinh bột là nhóm chất dinh dưỡng không thể thiếu. Các nguồn thực phẩm bổ sung tinh bột tốt như: gạo lứt, ngô, khoai, sắn và các loại trái cây,…

Vitamin và chất khoáng

Vitamins & minerals

Dù cần một lượng rất nhỏ nhưng vitamin và khoáng chất lại đóng vai trò không thể thiếu với các hoạt động sống. Nhóm dinh dưỡng có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị, có thể bị thiếu vitamin và khoáng chất do chế độ dinh dưỡng bị mất cân bằng. Do vậy, người bệnh cần ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin và chất khoáng trong quá trình điều trị.

Các chất chống oxy hóa

image010

Các chất chống oxy hóa như: beta – carotene, Chlorophyll, vitamin C, vitamin E… giúp đào thải các gốc tự do, ngăn ngừa sự tấn công của chúng tới các tế bào khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của khối u. Các chất có rất nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên: các loại trái cây, rau xanh, tảo… Các chất chống oxy hóa rất cần thiết cho bệnh nhân ung thư trước và sau quá trình  điều trị. Tuy nhiên, trong thời gian hóa chất và xạ trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung một lượng lớn chất chống oxy hóa vào cơ thể.

Những lưu ý dinh dưỡng nên tránh

– Không ăn các loại thực phẩm để qua đêm

– Không ăn các thực phẩm nhiều cholesteron xấu: nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, mỡ động vật…

– Không ăn đồ hộp, nước uống đóng chai có chứa nhiều hóa chất và chất bảo quản

– Không ăn đồ nướng, hun khói trực tiếp dưới lửa

– Không ăn mặn, ăn ít đường, ít mỡ,

–  Hạn chế bia, rượu, cafe, thuốc lá…

 Thúy Hằng

 

 

 

Add Comment