Đậu bắp rất giàu vitamin A, C; các khoáng chất như canxi, sắt; các chất béo; tinh bột; thiamin và riboflavin. Có thể nấu chín hoặc ăn sống đều tốt cho sức khỏe.
1. Ổn định đường máu
Đậu bắp rất giàu chất xơ nên có tác dụng hạn chế tốc độ hấp thu đường vào trong máu nên có khả năng ổn định đường huyết, phòng ngừa căn bệnh tiểu đường.
2. Giải độc gan, hạ mỡ máu
Do chứa nhiều chất nhày, kết hợp với cholesterol, axit dịch mật mang độc tố. Từ đó dễ đào thải được độc tố ra ngoài.
Đậu bắp có tác dụng giải độc gan, hạ mỡ máu
3. Hạn chế bệnh táo bón
Đậu bắp có khả năng bôi trơn ruột già, giúp nhuận tràng, khắc phục chứng táo bón. Nguyên do là chất xơ hấp thu nước giúp thức ăn dễ tiêu hơn, đồng thời chất xơ cũng là nguyên liệu tạo nên khuôn phân, khi các chất xơ này hấp thu nước còn làm phân mềm, dễ đi. Ngoài ra, chất nhầy trong đậu còn làm dịu đường ruột, giúp đi ngoài dễ hơn.
4. Tốt cho đường ruột
Trong đường ruột con người có hệ vi sinh vật, bao gồm cả sinh vật có lợi và sinh vật có hại. Đậu bắp là thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa vì nó giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tốt phát triển. Nó cũng được coi là chế phẩm sinh học tốt cho đường tiêu hóa.
5. Giúp sáng mắt, đẹp da
Đậu bắp rất giàu vitamin A, có lợi trong việc phòng ngừa các bệnh về mắt, da; đồng thời giúp mang lại một làn da tươi trẻ, một đôi mắt sáng, khỏe mạnh.
Không chỉ ngon mà còn bổ da, bổ tóc
6. Gội đầu cho tóc đen, bóng mượt
Tác dụng tuyệt vời với tóc, giúp tóc đen và bóng mượt. Cách làm là cắt đậu ra thành những miếng nhỏ, cho vào nước, nấu sôi, để nguội. Sau đó, hòa nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên tóc (như dầu gội thông thường), khoảng 20 phút sau thì gội lại với nước sạch. Làm thường xuyên, tóc sẽ đen, bóng mượt, hết hư tổn.
7. Tốt cho thận
Đậu bắp có tác dụng lợi tiểu. Ăn hàng ngày giúp thải độc cho gan, thận, đồng thời còn hỗ trợ giảm cân.
8. Chăm sóc sức khỏe khi mang thai
Đậu bắp chứa hàm lượng cao folate – đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cần bổ sung vào thực đơn trước khi mang thai. Vì axit folic sẽ làm giảm nguy cơ thai nhi mắc dị tật ống thần kinh, thường là não úng thủy.
Lưu ý: folate và axit folic đều là một loại axit amin. Folate tồn tại ở dạng tự nhiên (trong thực phẩm), còn axit folic là dạng tổng hợp (đã được tổng hợp trong cơ thể).
Theo ĐKN