[sc name="gtmheader"][/sc] [sc name="subiz"][/sc] [sc name="gtmbody"][/sc]

Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu

Sau cuộc phẫu thuật mất nhiều máu và sức lực, người bệnh rất cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt, thật hợp lý để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vết môt nhanh liền, chống nhiễm khuẩn và nhanh hồi sức.

Các giai đoạn chuyển hóa sau phẫu thuật

Giai đoạn đầu: sau khi mổ 1 – 2 ngày. Ở giai đoạn này, do vẫn còn ảnh hưởng của thuốc mê nên nhiệt độ cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa cần nhiều nitơ, kali, làm mất cân bằng lượng nitơ âm tính khiến cơ bị liệt dẫn đến liệt ruột, bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi và bị trướng hơi.

Giai đoạn giữa: từ ngày thứ 3 – 5 sau mổ. Thông thường đến thời điểm này nhu động ruột đã hoạt động bình thường trở lại, bệnh nhân đã có thể trung tiện. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chưa muốn ăn. Lượng kali bài tiết giảm, nitơ bài tiết cũng thế và cân bằng nitơ trở lại bình thường.

Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu 1

Thịt bò xào đậu Hà Lan là một món ăn nhiều  dinh dưỡng cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật.

Giai đoạn hồi phục: đến giai đoạn này bệnh nhân đã có thể đại, tiểu tiện bình thường, hàm lượng kali máu dần trở lại bình thường. Vết mổ đã khô và liền. Bệnh nhân có cảm giác đói, người nhà có thể cho họ ăn tăng lượng để phục hồi dinh dưỡng nhanh.

Chế độ dinh dưỡng

Giai đoạn đầu

Trước đây, ở giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải trung tiện được thì mới bắt đầu cho ăn qua đường tiêu hóa còn chủ yếu bù nước, điện giải, cung cấp glucid, đảm bảo đủ lượng calo cần thiết nuôi dưỡng cơ thể, làm giảm giáng hoá protein bằng cách truyền tĩnh mạch các loại dịch. Cho bệnh nhân uống rất ít, nếu bị trướng bụng nặng thì không cho uống. Với những bệnh nhân mổ ngoài hệ tiêu hoá thì cho uống ít một (50ml cách nhau 1 giờ) các loại nước đường, nước rau luộc, nước ép hoa quả. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho truyền plasma, máu.

Hiện nay, các chuyên gia đã chứng minh rằng việc cho bệnh nhân ăn muộn là không có lợi. Đời sống của tế bào ruột khá ngắn, khoảng hơn 24 giờ, vì thế, nếu đường ruột không được ăn sớm thì các tế bào này sẽ có thể bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu qua ruột vào máu. Việc nuôi dưỡng đường ruột sớm sau phẫu thuật còn đưa lại nhiều lợi ích khác cho bệnh nhân. Các nhà khoa học đã tiến hành việc nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hoá ngay từ ngày đầu tiên, thậm chí giờ thứ 8 sau phẫu thuật và kết quả mang lại rất tốt.

Giai đoạn giữa

Cho bệnh nhân ăn tăng dần và giảm dần truyền tĩnh mạch. Khẩu phần ăm tăng dần lượng protein và năng lượng. Bắt đầu từ 500 kcal và 30g protein, sau đó cứ 1-2 ngày tăng thêm 250-500Kcal cho đến khi đạt 2.000Kcal/ngày.

Với các loại sữa thì người nhà nên cho bệnh nhân ăn sữa dưới dạng sữa pha nước cháo. Nên dùng sữa bột loại đã tách bơ, sữa đậu nành. Cho người bệnh ăn làm nhiều bữa nhỏ (4 – 6 bữa) vì họ còn đang chán ăn, cùng với đó cũng cần động viên bệnh nhân ăn. Có thể dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không dùng được sữa. Bên cạnh đó cũng nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, hạn chế thức ăn có xơ. Dùng các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh…

Giai đoạn hồi phục

Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu 2

Giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ đau và vận động được nhẹ nhàng, do đó, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để bồi bổ thể trọng và vết thương được mau lành. Protein có thể tới 120-150g/ngày và năng lượng có thể tới 2.500-3.000 kcal/ngày. Lượng dưỡng chất này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày (5 – 6 bữa hoặc hơn).

Tăng cường cho bệnh nhân ăn các món như sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B.

Cần lưu ý rằng, giai đoạn đầu, việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch là rất cần thiết nhưng cũng phải sớm nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường tiêu hoá. Điều này vừa có tác dụng nuôi dưỡng bệnh nhân sinh lý hơn, an toàn hơn, kinh tế hơn vừa có tác dụng kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường.

Theo suckhoedoisong

Add Comment